Những cài đặt trên watchOS 10 giúp Apple Watch giảm hao pin
Ngày 27.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, vừa ký ban hành Nghị quyết 1338 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bổ sung hơn 5.834 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư năm 2024 cho các địa phương để thực hiện chính sách an sinh xã hội các năm 2023 - 2024 và chi trả chế độ cho giáo viên vừa được bổ sung biên chế trong các năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024.Cùng đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định bổ sung 600 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư cho các địa phương để thực hiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn vốn từ các nông, lâm trường quốc doanh cho 19 địa phương theo tờ trình của Chính phủ.Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Chính phủ chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý, các nội dung đề xuất, tính chính xác của số liệu, tính đầy đủ, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi. Đồng thời, đảm bảo triển khai hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5.2025).Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm trong việc xây dựng dự toán, hạn chế thấp nhất các khoản kinh phí không phân bổ được dự toán ngay từ đầu năm.Cùng đó, trong quá trình điều hành, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để sớm giao dự toán các khoản chưa phân bổ, tránh chậm trễ, lãng phí, kém hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước và xảy ra tình trạng giao dự toán cuối năm không kịp sử dụng, phải thực hiện việc chuyển nguồn sang năm sau. Đặc biệt là nguồn kinh phí phí liên quan đến an sinh xã hội và chế độ chính sách cho con người.Ngoài Nghị quyết số 1338, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 1337 phân bổ gần 190 tỉ đồng dự toán kinh phí hoạt động năm 2025 cho các đoàn đại biểu Quốc hội.Hiện cả nước có 63 đoàn đại biểu Quốc hội tương ứng với 63 tỉnh, thành phố.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện ra quyết định giao dự toán kinh phí năm 2025 của các đoàn đại biểu Quốc hội cho văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.Giá USD hôm nay 16.5.2024: Giảm mạnh
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Những tấm lòng vàng 7.1.2023
Chiều 18.1, tại Tỉnh ủy Vĩnh Long, đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng làm trưởng đoàn đến công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.Theo đó, ông Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long được Bộ Chính trị cho thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020 - 2025, điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Nội chính T.Ư. Ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng cho biết, ông Trần Tiến Dũng được Bộ Chính trị đánh giá là cán bộ có năng lực, có tư duy, có phương pháp làm việc khoa học, quyết liệt. Trên các cương vị công tác ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có những đóng góp quan trọng vào thành tích của cơ quan, đơn vị nơi công tác.Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Trần Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, cam kết sẽ nỗ lực hết mình để cùng tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đoàn kết, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Ông khẳng định sẽ tiếp tục kế thừa những thành tựu của các thế hệ đi trước, nghiên cứu những quyết sách mới, cùng chính quyền và nhân dân xây dựng tỉnh Vĩnh Long ngày càng giàu đẹp.Ông Trần Tiến Dũng, 50 tuổi, quê TP.Nam Định, Nam Định, trình độ thạc sĩ luật, cao cấp lý luận chính trị. Ông có hơn 20 năm công tác trong ngành tư pháp, trưởng thành qua nhiều vị trí công tác từ chuyên viên, thư ký lãnh đạo, phó chánh văn phòng, chánh văn phòng bộ; được Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp (năm 2016).Ông Trần Tiến Dũng từng đảm đương chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu từ năm 2019 - 2021; nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngày 15.5.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều động, bổ nhiệm ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2021 - 2026 tái giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Điển trai và rất tự tin... dàn cầu thủ của đội bóng Trường ĐH Công nghệ Nanyang (từ Singapore) đã có mặt tại TP.HCM, chính thức nhập cuộc và sẵn sàng cháy hết mình tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO. Đại diện Singapore đã hội quân từ đầu tháng 3 để chuẩn bị cho giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO, với tần suất tập luyện kết hợp đá giao hữu liên tục. Họ chung bảng B với Trường ĐH Malaysia và đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa.Đây được xem là bảng đấu khó nhằn khi đại diện Việt Nam là tân vương của giải TNSV THACO cup 2025 với hành trình thuyết phục. Trong khi đó, đại diện Malaysia sở hữu nhiều cầu thủ đang thi đấu tại giải M3 của Malaysia, với lực lượng tập hợp từ 2 CLB UiTM United và MUFT."Chúng tôi chưa biết các đội sẽ chơi thế nào. Tôi nghĩ mục tiêu của chúng tôi khi tham gia giải đấu này trước hết là để tích lũy kinh nghiệm, thứ hai là cống hiến hết sức mình và cho mọi người biết đội bóng Singapore có thể làm được gì. Đó là điều quan trọng nhất mang chúng tôi tới sân chơi này. Tôi chỉ có thể nói rằng tất cả chúng ta đều cố gắng trở thành người giỏi nhất nên chúng tôi chắc chắn sẽ cố gắng hết mình và giành chiến thắng", trung vệ Benjamin Yi Sheng Chik chia sẻ ngay khi cùng các cầu thủ Trường ĐH Công nghệ Nanyang đặt chân đến TP.HCM.Đại diện Singapore sẽ đá trận ra quân lúc 18 giờ ngày 22.3 với Trường ĐH Malaysia, sau đó gặp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lúc 18 giờ ngày 24.3.Trước đó, sau khi có kết quả bốc thăm, trưởng đoàn Bin Juffri cũng chia sẻ, tinh thần quan trọng nhất chính là chiến đấu hết mình, bởi thắng thua là điều rất khó nói.
Cổ phiếu VinFast trên Nasdaq tăng cao, CEO Lê Thị Thu Thủy lên CNN nói về chinh phục thị trường thế giới
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.